Cụ thể, chiếc Galaxy S6 chỉ mất 5 phút 25 giây để sạc đầy pin từ mốc 10%. Đáng chú ý là chiếc Galaxy S6 không dùng pin gốc, mà thay vào đó là pin của StoreDot. Theo Doron Myersdorf, CEO và đồng sáng lập StoreDot, đây là thế hệ pin lithium ion hoàn toàn mới.
Hiện đang có rất nhiều chuẩn sạc pin nhanh nhưng Myersdorf cho rằng phần lớn đều khiến cho tuổi thọ của pin giảm đi nhanh chóng. Pin lithium ion truyền thống có thể trụ được sau 600 vòng sạc và xả trước khi bắt đầu kém đi. Việc tăng gấp đôi dòng vào để đạt tốc độ sạc nhanh hơn, theo lý giải của Myersdorf, sẽ khiến cho vòng đời của pin ngắn đi.
Hầu hết các loại sạc nhanh hiện nay đều khiến cho điện thoại nóng lên đáng kể trong quá trình sạc. Tuy nhiên, công nghệ của StoreDot lại không có nhược điểm này. Các thử nghiệm trực tiếp cho thấy, nhiệt độ của điện thoại chỉ tăng khoảng 4oC trong quá trình sạc. Ngay cả bộ sạc cũng không nóng lên, và rất có thể do quá trình sạc diễn ra quá nhanh nên chúng chưa kịp nóng lên.
Điểm chú ý tiếp theo với công nghệ sạc của StoreDot là họ sử dụng đầu tiếp xúc khá to giữa bộ sạc và điện thoại. Cụ thể đó là sạc 20 chân và theo phán đoán chỉ có như thế mới truyền tải được lượng điện cực lớn trong vòng 5 phút.
"Kể cả chuẩn USB Type-C cũng cần phải chỉnh sửa thì mới sạc đầy pin trong vòng 5 phút. Nếu muốn công nghệ này thành hiện thực, chúng ta phải thay đổi cả hệ sinh thái", Myersdorf cho biết.
Hiện tại, nếu muốn sở hữu công nghệ sạc của StoreDot, bạn phải đáp ứng đủ 3 điều kiện: pin chuyên dụng của StoreDot, chân kết nối tương thích hỗ trợ sạc cực nhanh, và dùng bộ sạc 150 watt của StoreDot.
Nguyễn Minh(theo Digitaltrends)
" alt=""/>Tận mắt công nghệ sạc đầy pin smartphone trong 5 phútĐại diện Trung tâm VNCERT cho biết, các cá nhân, doanh nghiệp triển khai các dịch vụ về ATTT nếu có phát hiện các lỗi về bảo mật của những website và hệ thống CNTT thì không được để lộ, lọt hay phát tán thông tin về lỗ hổng bảo mật đó để tránh bị lợi dụng.
Khi gặp lỗi hay hệ thống bảo mật từ các website hay hệ thống CNTT này, ngoài việc thông báo cho chủ quản hệ thống thông tin thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần chuyển thông tin mình phát hiện được về cơ quan có thẩm quyền như VNCERT.
Thống kê của cơ quan an ninh mạng Bkav trong năm 2015 cho thấy, tỉ lệ các website tồn tại lỗ hổng ở Việt Nam lên đến 40%. Trong khi tỉ lệ này ở khu vực Châu Á là 36%, Châu Âu 15%, Châu Mỹ 5% và Châu Phi 33%. Như vậy, mức độ bảo mật của hệ thống các webstie Việt Nam chỉ ở mức trung bình so với các nước trong khu vực và thấp so với trên thế giới.
" alt=""/>Không được phát tán thông tin nếu phát hiện lỗ hổng bảo mật